TÁC DỤNG CỦA HỒNG SÂM
1. Tác dụng tuyệt vời của Hồng Sâm đã được Cục An toàn thực phẩm Hàn Quốc (KFDA) chứng nhận:
(1) Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Thành phần Saponin có trong hồng sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư;
(2) Cải thiện tuần hoàn máu;
(3) Chống oxy hóa;
(4) Phục hồi sức khỏe;
(5) Cải thiện trí nhớ;
(6) Cải thiện sức khỏe phụ nữ thời kỳ mãn kinh;
(7) Cải thiện chức năng tình dục ở phụ nữ mãn kinh, tăng cường sinh lý ở nam giới và hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn cương dương.
(8) Hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư;
(9) Làm đẹp da.
2. Quy trình chế biến Hồng Sâm
- Thu hoạch nhân sâm tươi từ 6 năm tuổi trở lên, rửa sạch và hấp chín bằng hơi nước trong khoảng 50 - 90 phút (tùy theo kích cỡ của củ sâm) cho đến khi chuyển sang màu đỏ. Quá trình hấp đạt chuẩn khi lượng nước trong nhân sâm còn khoảng 14%, sau đó phơi khô vừa đủ trong phòng sấy rồi tiếp tục phơi nắng 4 - 5 ngày.
- Tùy thuộc vào công nghệ và hiệu quả chế biến có thể chia thành 4 loại theo chất lượng từ thấp đến cao: Nhân sâm tươi, Bạch sâm, Hồng sâm và Hắc sâm. Bạch sâm là củ không đạt chuẩn trong chế biến Hồng sâm, đem đi ướp đường và phơi khô. Hắc sâm đòi hỏi quy trình chế biến kỹ càng hơn, hấp sấy đủ 9 lần đến khi chuyển màu đen.
3. Cách dùng Hồng Sâm
- Hồng sâm có thể được chế biến thành nhiều dạng để tiện trong quá trình sử dụng và sở thích của người dùng.
- Hồng sâm dạng củ: có thể thái lát ngâm mật ong; thái lát pha trà; ngậm trực tiếp; hay sử dụng nấu các món ăn hàng ngày như gà hầm sâm, cháo sâm,...
- Hồng sâm dạng bột: có thể hòa với nước uống trực tiếp như trà; trộn với mật ong vo thành viên hoàn; trộn các dược liệu như kỷ tử, lộc nhung,...
- Hồng sâm dạng nước: sử dụng uống trực tiếp các túi đã chế biến theo định lượng.
- Hồng sâm dạng cao: lấy lượng cao vừa đủ hòa với nước ấm và sử dụng.
- Ưu điểm của việc chế biến nhân sâm là làm tăng thành phần dược tính của sản phẩm; lành tính và phù hợp hơn với nhiều đối tượng sử dụng; bảo quản được lâu hơn.